Vũ khí và trang bị Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ

Trang bị nặng của quân Mông Cổ. نگارگری ایرانی

Vũ khí chính của người Mông Cổ là một cây cung tổng hợp được phủ một lớp men vecni (men của Trung Quốc).[20] Lớp Vecni này bảo vệ vũ khí khỏi độ ẩm và giữ khô. Người Mông Cổ đã sử dụng 2 loại cung tên: cung tên của Trung Quốc và cung tên của Trung Đông. Mỗi chiến binh sở hữu một số cung và túi mang mũi tên với các mũi tên thuộc nhiều loại khác nhau, và một vỏ da lớn để bọc cây cung. Mỗi túi đựng tên thường đựng 30 mũi tên. Ngoài ra, tất cả những người lính đều có dây cột ngựa chuyên dụng mà họ khéo léo dùng săn bắn và trong chiến tranh, cũng như dao hay các loai vũ khí nhẹ khác. Ngoài ra, mỗi chiến binh phải có một cây kim và sợi chỉ, một cái dùi và một sợi dây thừng, một công cụ để mài đầu mũi tên, một chiếc mũ nơ và một túi thức ăn. Khi băng qua sông, các chiến binh Mông Cổ sử dụng túi bằng da, đồ đạc và quần áo được gấp lại vào đó để tránh bị ướt. Vào mùa đông, các chiến binh Mông Cổ đội mũ lông và áo khoác da cừu bên ngoài áo giáp của họ.

Người Mông Cổ chiến đấu trên lưng ngựa với những con ngựa thấp[21] cực kỳ khỏe mạnh trong mọi điều kiện khí hậu. Trong lúc di chuyển, ngựa được bảo vệ khỏi cái lạnh bằng lớp len dày đặc. Những con ngựa này có thể được chăm sóc theo nhiều cách.[lower-alpha 1] Chúng có thể ăn cỏ trên đường khi đang di chuyển, ăn cả rễ và lá cây. Chúng dễ ăn với mọi loại cây cỏ khác nhau.[lower-alpha 2] Vào mùa đông, những con ngựa có thể ăn các thức ăn được tìm thấy từ bên dưới các lớp tuyết. Thông thường, mỗi người du mục sở hữu 3 con ngựa (nhiều hơn so với những dân tộc định cư), nhưng theo mệnh lệnh của Thành Cát Tư Hãn thì cần 5 ngựa cho mỗi chiến binh.[26] Theo George Vernadsky[5] những con ngựa Mông Cổ trong thời kỳ chinh phục của họ là con lai của giống ngựa địa phương và ngựa nhập khẩu từ Ba Tư.[27]

Yên ngựa khá nặng, nặng tới 4 kg và được bôi mỡ cừu để tránh bị ướt khi trời mưa. Những chiếc yên ngựa có độ cung cao. Các bàn đạp được kỵ binh Mông Cổ sử dụng thì tương đối ngắn.[11]

Kỵ binh nhẹ

Kỵ binh hạng nhẹ được bảo vệ bởi một chiếc mũ sắt và áo giáp làm bằng da hoặc các vật liệu mềm khác. Một bộ giáp bảo vệ như vậy được gọi là "Khatangu-degel." Cả bộ thường được gia cố bằng các tấm kim loại tán đinh từ bên trong. Chúng được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mông Cổ. Vũ khí chính của người cưỡi ngựa là một cây cung giống như toàn bộ kỵ binh Mông Cổ. Ngoài cung tên, kỵ binh nhẹ Mông Cổ cũng sử dụng giáo, chùy, dao, rìu nhỏ và ít phổ biến hơn là phi tiêu.[28]

Kỵ binh nặng

Kỵ binh nặng được vũ trang mạnh mẽ gồm các loại gươm hay kiếm, một cây giáo dài có móc để tròng và kéo lính địch ra khỏi yên ngựa, một chiếc rìu lớn, một áo giáp lamellar hoặc áo giáp gỗ, một chiếc mũ sắt, một chiếc khiên tròn nhỏ. Các loại vũ khí bằng gỗ dài khác nhau cũng được sử dụng, đặc biệt là một loại đao cán dài. Ngoài kim loại, da dày được chế tạo nhiều kiểu và được sử dụng kết hợp với các loại vật liệu cứng khác. Hầu hết các kiểu là áo giáp hoặc các vật che chắn để bảo vệ cơ thể. Như áo giáp gương, giáp cẳng tay, giáp cẳng chân. Mũ bảo vệ, mặt nạ, loại mặt nạ che nửa mặt, tấm lưới kim loại để bảo vệ và máng che mắt. Áo giáp thường được phủ men vecni và sơn trang trí. Giovanni da Pian del Carpine đã mô tả công nghệ sản xuất áo giáp bằng kim loại của người Mông Cổ như sau:

...Họ làm một dải (kim loại) mỏng dài bằng chiều rộng của ngón tay và chiều dài của lòng bàn tay, họ chuẩn bị nhiều dải; mỗi dải được khoét tám lỗ nhỏ và chèn ba dây đai chặt với nhau ở bên trong, đặt các dải này lên nhau, chồng lên các gờ, và buộc các dải trên bằng dây đai mỏng xuyên qua các lỗ đã khoét; ở phần trên, họ khâu một dây đeo, gấp đôi ở hai bên và may nối với dây đeo kia, sao cho các dải khớp với nhau thật đều và chắc chắn, sau khi hoàn thành tạo các dây đeo từ các dải, buộc mọi thứ lại với nhau thành từng mảnh. Họ làm cả hai loại, loại để trang bị ngựa và loại để trang bị cho người. Và họ làm cho nó bóng loáng để mọi người có thể nhìn thấy khuôn mặt của người lính mang chúng[29].

Chùy cũng được sử dụng rộng rãi. Về sau, vũ khí quả tạ và áo giáp vòng tròn xuất hiện trong kho vũ khí của kỵ binh nặng Mông Cổ. Đến thế kỷ thứ 14, Khatanga degel được gia cố từ bên trong bằng các tấm sắt đã trở nên sử dụng phổ biến nhất: gồm loại carapace của người Mông Cổ và loại của người Nga gọi là kuyak. Ngoài ra, các kiểu áo giáp kết hợp cũng xuất hiện, kết hợp các loại áo giáp khác nhau. Nó đã trở thành truyền thống mặc nhiều áo giáp cùng một lúc.[30]

Các chiến binh nổi bật và giàu có nhất bảo vệ ngựa của họ bằng áo giáp bằng da hoặc sắt.

Sự sụp đổ của Baghdad. Minh họa trong Jami 'at-tawarih của Rashid ad-din. Tuyến đầu là các chiến binh Mông Cổ với vũ khí hạng nặng. Bên trái - Vũ khí bao vây của Mông Cổ

Kỹ thuật bao vây

Quá trình nắm bắt và sử dụng các thiết bị quân sự của người Mông Cổ diễn ra theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn ban đầu, người Mông Cổ đã vay mượn các công nghệ bao vây của người Đảng Hạng, sớm hơn so với người Trung Quốc và người Nữ Chân. Người Mông Cổ mượn các yếu tố của kỹ thuật bao vây Đảng Hạng làm phương tiện chiến đấu (như tháp bao vây là loại phát triển của họ), nhiều loại máy phóng khác nhau (từ máy ném đá đơn giản và máy phóng nhẹ đến máy ném đá cố định). Các chiến binh Đảng Hạng cũng dùng các thiết bị phụ trợ sử dụng trong các cuộc bao vây (móc sắt, dây thừng, thuổng và rìu). Người Mông Cổ đã vay mượn tất cả những thứ này và áp dụng thành công trong các cuộc bao vây.

Người Mông Cổ đã làm quen với kỹ thuật bao vây của người Nữ Chân trong quá trình tiến hành các chiến dịch xâm lược, mặc dù thực tế là trước đó họ đã tấn công lãnh thổ của người Nữ Chân. Máy phóng Nữ Chân mà người Mông Cổ vay mượn tốt hơn máy phóng của Đảng Hạng, được chia thành nhiều loại, ngoài ra còn dùng máy ném đá các loại. Các thiết bị bao vây Nữ Chân tương tự với Trung Quốc. Loại của người Nữ Chân cũng được trang bị thiết bị chữa cháy (chống lại mũi tên lửa và chống lại đạn pháo). Bắt chước các đối thủ, quân Mông Cổ đã thành lập các đơn vị kỹ thuật và pháo binh trong quân đội của họ, có nhân sự được đào tạo và hỗ trợ vật chất đầy đủ.[31]

Người Mông Cổ cũng dùng vũ khí công thành lấy được từ đất Trung Quốc mà họ đã chinh phục, đặc biệt là các cỗ máy công thành Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy, cũng như loại nỏ cỡ lớn vận hành ít nhất bởi 100 người lính. Ngoài ra, người Mông Cổ đã sử dụng đạn pháo cầm tay và pháo công thành chứa đầy thuốc súng hoặc các vật liệu dễ cháy khác.

Về sau, các thiết bị bao vây từ thế giới Hồi giáo đã được đưa vào sử dụng trong quân đội Mông Cổ, đặc biệt là trebuchet cỡ lớn (tiếng Ả rập gọi là Manjanik), bắn đạn đá nặng tới 70 kg. Người Mông Cổ sử dụng máy phóng và máy dùng lò so xoắn với các bộ phận đối trọng mà các kỹ sư Trung Quốc không biết, người Mông Cổ gọi là "Huihuipao". Theo Giovanni da Pian del Carpine, quân Mông Cổ cũng sử dụng lửa Hy Lạp. Trong cuộc bao vây, quân Mông Cổ đã sử dụng bất kỳ vật liệu ngẫu hứng nào để dùng mà không cần mang theo sẵn đạn pháo. Trong việc công thành, người Mông Cổ ưa thích dùng các kiểu nồi chứa đạn pháo, từ đó quân thủ thành không còn có thể chống lại hiệu quả những kẻ bao vây. Vũ khí công thành thường được điều khiển bởi các tù nhân và được chỉ dẫn bởi các kỹ sư Trung Quốc và Hồi giáo. Người Mông Cổ cũng canh tân quân đội, bắt đầu lần đầu tiên khi họ sử dụng đạn cháy. Vì vậy, để đáp ứng điều này, vào năm 1259, đối thủ Nam Tống đã tạo ra hỏa thương, bắn ra quả đạn ở khoảng cách lên tới 250 mét.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ http://www.erlib.com/%D0%90%D0%BB%D0%B5%D0%BA%D1%8... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=Dere... http://www.kulichki.com/~gumilev/HD/hd110a.htm#hd1... http://annales.info/step/dolbe/stephors.htm http://www.logovo.info/main.mhtml?Part=8&PubID=304 http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/Ungarn/XII... http://www.vostlit.info/Texts/Dokumenty/mongol.htm... http://www.vostlit.info/Texts/rus/Zidan/frame2.htm http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_2/k... http://www.vostlit.info/Texts/rus16/Rasidaddin_4/f...